1. Máy đang kiểm tra, sửa chữa -Cần tư vấn, hỗ trợ Komatsu pc450-8

#42
Ối!!! Đừng nghe theo tôi mà hãy nghe và chỉnh theo hãng KOMATSU ấy!!!
Mở tài liệu của hãng ra; trong đó có phần nói rất rõ về các thông số cần phải đo kiểm; cách kiểm tra, hiệu chỉnh thế nào là đúng. Chỉnh sao cho đúng như tiêu chuẩn của hãng nói hoặc thấp hơn một chút (vì là xe cũ nên có thể du di một chút) chứ còn như thế nào nữa!!!


View attachment 3602

View attachment 3604



View attachment 3603

View attachment 3605
Em cảm ơn bác nhiều
 

PTNg2021

Well-known member
#43
Ối!!! Đừng nghe theo tôi mà hãy nghe và chỉnh theo hãng KOMATSU ấy!!!
Mở tài liệu của hãng ra; trong đó có phần nói rất rõ về các thông số cần phải đo kiểm; cách kiểm tra, hiệu chỉnh thế nào là đúng. Chỉnh sao cho đúng như tiêu chuẩn của hãng nói hoặc thấp hơn một chút (vì là xe cũ nên có thể du di một chút) chứ còn như thế nào nữa!!!
Tài liệu hãng cũng chỉ là lý thuyết. Hiển nhiên là tài liệu hãng cũng giúp ích rất nhiều cho thợ.
Nhưng thực tế thì người thợ giỏi còn phải linh động xử lý khi cân chỉnh bơm nói riêng (hoặc có khi còn phải xử lý, cân chỉnh cả một số van ở bộ phân phối nữa cơ) theo tình trạng của máy chứ không thể cứ căn cứ vào các thông số của Komatsu mà máy chạy ngon được.


Sau khi làm bơm mà chỉnh cho máy "CHẠY ĐƯỢC" là một chuyện; chỉnh cho máy "CHẠY NGON" lại là chuyện khác.
Tay nghề của thợ hơn nhau là ở chỗ đó.
 

Gie-rach

Administrator
#46
Em cầm quả pistong lắc hết cỡ rồi. Nó không bít lại được đâu ạ
Nó không bít đâu nhưng hiểu kỹ hơn cái người ta viết nhé CỤ . Lỗ còn là bao nhiêu _ lượng dầu qua đấy yêu cầu là bao nhiêu , lực tác động lên đó thế nào, có gây ra hiện tượng gì không . Ít nhất nên hiểu tại sao nó có cái lỗ đó và nó cần to bao nhiêu.
 

PTNg2021

Well-known member
#47
Nó không bít đâu nhưng hiểu kỹ hơn cái người ta viết nhé CỤ . Lỗ còn là bao nhiêu _ lượng dầu qua đấy yêu cầu là bao nhiêu , lực tác động lên đó thế nào, có gây ra hiện tượng gì không . Ít nhất nên hiểu tại sao nó có cái lỗ đó và nó cần to bao nhiêu.
Hehe, tinh mắt gớm nhể. Trong câu viết ấy nó có chữ "NHỎ LẠI"..........tiếng Việt thì "BỊ BÍT NHỎ LẠI" nó rất khác với "BỊ BÍT HẲN".
 

ThSG

Moderator
#48
Nó không bít đâu nhưng hiểu kỹ hơn cái người ta viết nhé CỤ . Lỗ còn là bao nhiêu _ lượng dầu qua đấy yêu cầu là bao nhiêu , lực tác động lên đó thế nào, có gây ra hiện tượng gì không . Ít nhất nên hiểu tại sao nó có cái lỗ đó và nó cần to bao nhiêu.
Hehe, tinh mắt gớm nhể. Trong câu viết ấy nó có chữ "NHỎ LẠI"..........tiếng Việt thì "BỊ BÍT NHỎ LẠI" nó rất khác với "BỊ BÍT HẲN".
Mấy ai để ý câu chữ!! Chẳng qua là phải hiểu rõ cái gọi là nguyên lý thì mới nhận ra sự khác nhau đó.
Phải có kiến thức, có hiểu biết về tiết lưu là gì, lưu lượng nó ra làm sao, tổn thất qua lỗ tiết lưu nó thế nào.....ối chà! Lại còn phải biết cái gọi là phân tích lực nữa thì mới nhận ra.
Túm tắt: xin nhắc lại câu "HỌC NGHỀ SỬA MÁY CÔNG TRÌNH" không phải đơn giản, dễ dàng...ngày một ngày hai mà thành thợ được.
Học nghề mà gặp được thầy giỏi thì cái sự trả giá cho những sai sót sẽ bớt đi. Chỉ là bớt đi thôi, chứ ngay cả thầy mà đụng phải máy lạ, máy mới quá..........có khi vẫn phải trả giá ấy chứ.
 
#49
Mấy ai để ý câu chữ!! Chẳng qua là phải hiểu rõ cái gọi là nguyên lý thì mới nhận ra sự khác nhau đó.
Phải có kiến thức, có hiểu biết về tiết lưu là gì, lưu lượng nó ra làm sao, tổn thất qua lỗ tiết lưu nó thế nào.....ối chà! Lại còn phải biết cái gọi là phân tích lực nữa thì mới nhận ra.
Túm tắt: xin nhắc lại câu "HỌC NGHỀ SỬA MÁY CÔNG TRÌNH" không phải đơn giản, dễ dàng...ngày một ngày hai mà thành thợ được.
Học nghề mà gặp được thầy giỏi thì cái sự trả giá cho những sai sót sẽ bớt đi. Chỉ là bớt đi thôi, chứ ngay cả thầy mà đụng phải máy lạ, máy mới quá..........có khi vẫn phải trả giá ấy chứ.
Cảm ơn các bác chỉ bảo ạ. Khôg biết có bác nào đang trong nam không ạ. Mong sao một ngày nào đó e và các bác có thể gặp nhau uốg 1 ly caphe
 
#51
Mấy ai để ý câu chữ!! Chẳng qua là phải hiểu rõ cái gọi là nguyên lý thì mới nhận ra sự khác nhau đó.
Phải có kiến thức, có hiểu biết về tiết lưu là gì, lưu lượng nó ra làm sao, tổn thất qua lỗ tiết lưu nó thế nào.....ối chà! Lại còn phải biết cái gọi là phân tích lực nữa thì mới nhận ra.
Túm tắt: xin nhắc lại câu "HỌC NGHỀ SỬA MÁY CÔNG TRÌNH" không phải đơn giản, dễ dàng...ngày một ngày hai mà thành thợ được.
Học nghề mà gặp được thầy giỏi thì cái sự trả giá cho những sai sót sẽ bớt đi. Chỉ là bớt đi thôi, chứ ngay cả thầy mà đụng phải máy lạ, máy mới quá..........có khi vẫn phải trả giá ấy chứ.
Bên Nam Lâm thì em cũng có kết hợp làm vài lần chứ e không có làm bên đó ạ. Mà không hiểu sao bác cmt mà lại bị xoá ạ.
 

Đính kèm

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#55
Khi thợ làm bơm bác đo như thế nào.tầm nén là bao nhiêu mm.góc min là bao nhiêu độ.góc max là bao nhiêu.chênh lệch giữa max và min là bao nhiêu.đo đồ dày mỏng của đế đồng từng quả là bao nhiêu.hay bác mua đồ mới về cứ vậy lắp.
 

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#58
Tôi kể câu chuyện có thật chính tôi đã trải qua.
Chủ máy gọi tôi đến sửa máy. Khi đến làm thì chủ máy bảo thợ lái theo sát để học hỏi. Tôi cũng chẳng dấu nghề, khi tôi tháo bơm kiểm tra xong, thay phụ tùng mới. Thợ lái hỏi gì tôi cũng trả lời tận tình, không dấu gì cả (thực ra thì tôi cũng biết là thế nào chủ máy cũng phải trả giá đắt cho việc học lỏm này).
Lần sau máy hư, chủ máy cho thợ lái tháo bơm ra và tự đi mua phụ tùng về lắp.
Kết quả là......
Chủ máy lại gọi tôi đến vì cái bơm lắp lên được đúng một giờ thì tan nát!
Câu chuyện này nói cái gì? Nó nói rằng:
1. Nghề sửa chữa máy công trình không dễ; không phải ngày một ngày hai mà giỏi nghề được.
2. Muốn sửa cho đúng bài bản thì phải học bài bản, biết rõ cách thức làm việc, hoạt động của cái bơm như thế nào. Phải từng bước mà học chứ không phải cứ thấy người thợ làm thế nào thì làm y như vậy là thành nghề.

Có một điều nữa; thợ của tôi cũng toàn là xuất thân từ học việc mới tinh cả.
Có những người thợ vào làm trước, làm lâu năm rôi tôi vẫn không cho đụng đến bơm hay van gì cả, chỉ thay phớt, thay lọc...nhưng ngược lại, có những người thợ vào sau nhưng tôi lại cho tháo lắp, cân chỉnh.
Tôi phải nhận xét, đánh giá người thợ đã nắm được kiến thức, hiểu rõ về thủy lực thì tôi mới cho làm chứ không thì cứ bỏ tiền túi ra mà đền thì chết!

Người thợ đủ tầm thì chỉ hỏi khi đã làm đủ cách mà vẫn không xong, người ta sẽ nói rõ đã kiểm, đã xử lý được những gì chứ không hỏi một cách lơ mơ như thế này.
Thợ đủ tầm, người ta sẽ nói rõ là áp suất của riêng từng bơm là bao nhiêu, các áp suất điều khiển PLS, áp PC, áp điều khiển khác nhau khi hoạt động thế nào. Rồi thì các thao tác nhanh hay chậm, động cơ có bị quá tải không. Nhiệt độ nhớt thủy lực có bị nóng hay bình thường...máy còn dùng điện hay đã bỏ điện.

Qua các bài viết của ông Đặng Huy, riêng cá nhân tôi thì cho rằng ông chưa đủ tầm để làm bơm; chỉnh bơm.
Nhiều khi em gặp Pan mà xe tài liệu và sơ đồ muốn nổ não.đọc các chú thích bằng tiếng anh rồi dịch ra tiếng việt.ngâm thật kỹ và soi từng chi tiết trên tài liệu mới ra dc vấn đề.chứ kinh nghiệm làm điện làm bơm 2 năm thì sao biết dc các thông số pp pls.chưa nói đến chuyện ráp bơm khe hở là bao nhiêu.góc min max chênh nhau bao nhiêu.khi lắp lên xe đo áp Pen là bao nhiêu.làm bơm HPV nó không dễ như K...V đâu.
 
#60
Nhiều khi em gặp Pan mà xe tài liệu và sơ đồ muốn nổ não.đọc các chú thích bằng tiếng anh rồi dịch ra tiếng việt.ngâm thật kỹ và soi từng chi tiết trên tài liệu mới ra dc vấn đề.chứ kinh nghiệm làm điện làm bơm 2 năm thì sao biết dc các thông số pp pls.chưa nói đến chuyện ráp bơm khe hở là bao nhiêu.góc min max chênh nhau bao nhiêu.khi lắp lên xe đo áp Pen là bao nhiêu.làm bơm HPV nó không dễ như K...V đâu.
Bác mở sách vở ra mà nói thì ai chả nói được. Quan trọng bác đã gặp và sử lý bệh đó ntn chưa? Như bác Thsg với bác TrQfsg nói thẳg vào vấn đề và chia sẻ kinh nghiệm cho ae, chẳng vòng vo như các bác.