Tôi kể câu chuyện có thật chính tôi đã trải qua.
Chủ máy gọi tôi đến sửa máy. Khi đến làm thì chủ máy bảo thợ lái theo sát để học hỏi. Tôi cũng chẳng dấu nghề, khi tôi tháo bơm kiểm tra xong, thay phụ tùng mới. Thợ lái hỏi gì tôi cũng trả lời tận tình, không dấu gì cả (thực ra thì tôi cũng biết là thế nào chủ máy cũng phải trả giá đắt cho việc học lỏm này).
Lần sau máy hư, chủ máy cho thợ lái tháo bơm ra và tự đi mua phụ tùng về lắp.
Kết quả là......
Chủ máy lại gọi tôi đến vì cái bơm lắp lên được đúng một giờ thì tan nát!
Câu chuyện này nói cái gì? Nó nói rằng:
1. Nghề sửa chữa máy công trình không dễ; không phải ngày một ngày hai mà giỏi nghề được.
2. Muốn sửa cho đúng bài bản thì phải học bài bản, biết rõ cách thức làm việc, hoạt động của cái bơm như thế nào. Phải từng bước mà học chứ không phải cứ thấy người thợ làm thế nào thì làm y như vậy là thành nghề.
Có một điều nữa; thợ của tôi cũng toàn là xuất thân từ học việc mới tinh cả.
Có những người thợ vào làm trước, làm lâu năm rôi tôi vẫn không cho đụng đến bơm hay van gì cả, chỉ thay phớt, thay lọc...nhưng ngược lại, có những người thợ vào sau nhưng tôi lại cho tháo lắp, cân chỉnh.
Tôi phải nhận xét, đánh giá người thợ đã nắm được kiến thức, hiểu rõ về thủy lực thì tôi mới cho làm chứ không thì cứ bỏ tiền túi ra mà đền thì chết!
Người thợ đủ tầm thì chỉ hỏi khi đã làm đủ cách mà vẫn không xong, người ta sẽ nói rõ đã kiểm, đã xử lý được những gì chứ không hỏi một cách lơ mơ như thế này.
Thợ đủ tầm, người ta sẽ nói rõ là áp suất của riêng từng bơm là bao nhiêu, các áp suất điều khiển PLS, áp PC, áp điều khiển khác nhau khi hoạt động thế nào. Rồi thì các thao tác nhanh hay chậm, động cơ có bị quá tải không. Nhiệt độ nhớt thủy lực có bị nóng hay bình thường...máy còn dùng điện hay đã bỏ điện.
Qua các bài viết của ông Đặng Huy, riêng cá nhân tôi thì cho rằng ông chưa đủ tầm để làm bơm; chỉnh bơm.