3. Kiến thức-Thảo luận chung Hệ thống thủy lực CLSS là cái gì vậy? Hiệu chỉnh nó có khó không??

Đinh Công Văn

Well-known member
#42
Vì lúc thao tác cháu không để ý được vì hai cái đồng hồ nhẩy loạn cả mắt khi ép tải hết cỡ thì thấy hai cái đồng hồ lệch 20 kg cụ ạ nhưng cháu nghĩ khi hoạt động nó thấp hơn thế nhiều
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#43
mắt bắt đầu hoa và IC bắt đầu treo rồi cụ ơi.nó còn liên quan đến điểm cân bằng của bơm thủy lực.nếu không thì thao tác sẽ làm việc nhanh dần đều và khó kiểm soát
Nhận định này rất đúng, rất hay đây. Nhưng để hồi sau sẽ nói. Giờ nói tiếp về chênh áp hay gọi là ΔPLs.
Chênh lệch áp xuất đó. Nó khoảng tầm 20kg /cm2 em vừa đo xong với máy PC 75uu-3 và máy hoạt động rất OK các máy khác như the nào các cụ cứ chỉ bảo
Có vẻ rất nhiều bạn hơi bị vương vướng ở chỗ này!!
Cái số đo chênh lệch áp suất giữa áp của BƠM và áp LS từ bộ van tổng đưa ra (ΔPLs) không phải là một con số cố định.
1)- Nó tùy vào từng đời máy (TRỪ SÁU hay TRỪ BẢY, TRỪ TÁM...), tùy từng hạng máy (PC100, PC200 hay PC400, PC600) mà con số này có sự khác nhau.
2)- Nó thay đổi theo tình trạng hoạt động của máy (đang thao tác đơn lẻ hay đang kết hợp, đang quay hay đang di chuyển và nhất là khi không thao tác thì nó lại là một con số khác hẳn).
3)- Cuối cùng, chắc các bạn đều biết là nó còn cái VAN ĐIỆN TỪ (LS-EPC). Hộp điện tử của máy mà còn tốt thì cái van này thường xuyên xuất dòng điều khiển ra để thay đổi trị số của chênh áp (ΔPLs).
Do vậy, hãng có hướng dẫn kỹ khi đo kiểm cái ΔPLs này thì đo ở trạng thái nào của máy, có 2 trạng thái đo kiểm: khi không tải và khi di chuyển không tải (các bạn thấy đấy, ở 2 trạng thái này thì số đo ΔPLs khác nhau hơi xa nhỉ).
Trong khi thực tế thì rất nhiều bạn lại đo kiểm cái số đo chênh áp (ΔPLs) này ở trạng thái "ÉP TẢI HẾT CỠ"!!!
LS Difference Pressure.png
 
Sửa lần cuối:

Đinh Công Văn

Well-known member
#44
Cho nó về nguyên bản đã cụ nhỉ kho nỗi e gặp một số cao thủ cứ đến thấy máy yếu chậm lao vào chỉnh tứ tung hêt vặn ra rồi lại vặn vào lại còn chỉ đạo từ xa cho lái máy chỉnh
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#46
Sách KOMATSU viết đây. Cùng trong một sách, một hình ở trang 132, hình thứ hai ở trang 367, ghép 2 hình vô một chỗ mới thấy KOMATSU viết rất mâu thuẫn!!
Hình trang 132 nói chênh lệch áp suất ΔPLs ở điểm giữa là 17,75.
Trang 367 cho ΔPLs điểm đầu-điểm cuối là 18-36. Ghép 2 thông tin lại thấy chẳng tin được sách!!!
Có bạn nào tin là sai số cho phép của chênh lệch áp suất để điều khiển BƠM ΔPLs khi không tải từ 26kgf/cm2 đến 46kgf/cm2???


PC210-10 LS CONTROL PRESSURE.png
 
Sửa lần cuối:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#47
Nói tiếp về LS van (Load Sensing Valve). Là cái van được lắp ngay trên thân BƠM chính, có nhiệm vụ điều chỉnh mặt nghiêng của BƠM (nói cách khác là điều chỉnh lưu lượng BƠM).
Giả sử: chênh lệch áp suất ta cài đặt là 20kG, áp suất BƠM là 200kG, áp suất LS từ bộ van tổng đưa về là 195kG. Lúc ấy cái van LS hình bên dưới sẽ hoạt động ra sao để tăng mặt nghiêng BƠM.
Khó hơn nữa, góc nghiêng BƠM tăng đến đâu thì ngưng lại??
Đến đây lại lòi ra sự tổn thất!! Thiết kế của KOMATSU chỗ nào cũng thấy "TIẾT LƯU", mà cứ có "TIẾT LƯU" là có tổn thất!!!
Năng lượng chẳng những không sinh công có ích mà lại sinh nhiệt==>tốn thêm năng lượng cho quạt giải nhiệt==> 2 lần thiệt hại!!!


PC210_240NLC-6K LS valve operation.jpg
 
Sửa lần cuối:
#48
nó mất khoảng thời gian là delta T để đạt được chênh áp delta P là 20 kg.nếu để ý thì các cụ sẽ thấy khi bắt đầu tác động vào tay trang đk máy nó có hiện tượng giật mình rồi mới êm dịu.nhất là em nào bị rơ bạc gầu là rõ nhất.và nó chế ngự đc hiện tượng thao tác chuyển động nhanh dần đều đều !!!
nhà cháu chém bừa mấy câu các cụ đừng tin
 
#49
Nói tiếp về LS van (Load Sensing Valve). Là cái van được lắp ngay trên thân BƠM chính, có nhiệm vụ điều chỉnh mặt nghiêng của BƠM (nói cách khác là điều chỉnh lưu lượng BƠM).
Giả sử: chênh lệch áp suất ta cài đặt là 20kG, áp suất BƠM là 200kG, áp suất LS từ bộ van tổng đưa về là 195kG. Lúc ấy cái van LS hình bên dưới sẽ hoạt động ra so để tăng mặt nghiêng BƠM.
Khó hơn nữa, góc nghiêng BƠM tăng đến đâu thì ngưng lại??
Đến đây lại lòi ra sự tổn thất!! Thiết kế của KOMATSU chỗ nào cũng thấy "TIẾT LƯU", mà cứ có "TIẾT LƯU" là có tổn thất!!!
Năng lượng chẳng những không sinh công có ích mà lại sinh nhiệt==>tốn thêm năng lượng cho quạt giải nhiệt==> 2 lần thiệt hại!!!


View attachment 334
Em nghĩ là,
Theo nguyên tắc thì khi ΔPLs giảm thì góc nghiêng sẽ tăng lên.
Còn việc nó tăng lên đến mức nào thì ngừng lại thì lại phụ thuộc vào thằng PC Valve.
 

Bruceli_mct

Active member
#50
Câu hỏi lớn nhất mà a e muốn hỏi cụ La Cháu là van bù áp nó không kín,hay ls bypass ko xả kịp.
Cũng có thể unload bị kẹt dẫn tới cương dương.
Unload kẹt thì đã rõ và giải quyết rất dễ vì trên thị trường bán rất nhiều.
Ls bypass thì cũng rõ và rất dễ tuy ko bán trên thị trường nhưng làm vài con đút túi cũng ko khó gì.
Vấn đề nan giải và hơi tốn tiền lại là chính ở ẻm bù áp kia.
Nên cái máy test ngăn kéo trong trường hợp này rất có tác dụng.
Cụ Lạc Hậu có thể cho a e rõ hơn về phương pháp phân biệt van bù áp bị kém mà ko cần nhờ tới máy thử.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

nhacgt

New member
#51
Hay bị chỗ nào nhất là căn cứ theo kinh nghiệm, theo thống kê bài bản hay là theo cái gì nhỉ??
Để ý kỹ sẽ thấy KOMATSU đã "SỢ" tình trạng áp suất LS không giảm về thấp được ở chế độ chờ (thợ hay gọi là bị DƯƠNG ÁP hoặc bị DÍNH TẢI, tùy theo vùng miền) nên họ luôn thiết kế "ĐƯỜNG DỰ PHÒNG" để áp suất LS có đường thoát về thùng chứa. Vậy mà thực tế thì xe cuốc KOMATSU vẫn cứ hay bị bệnh "CƯỜNG DƯƠNG" (xong việc rồi mà không chịu xuống)!!
Lỗi ấy một phần là do người sử dụng, lỗi người sử dụng là gì nhỉ??
Bác cho em hỏi cái đường dự phòng nó nằm ở đâu trên mạch được không ạ.
Có phải trên xe nhỏ thì ngay đường ls chạy từ ngăn kéo về bơm thì có một ngã 3 một đường về thùng với lỗ tiết lưu rất nhỏ phải không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

nhacgt

New member
#53
Sách KOMATSU viết đây. Cùng trong một sách, một hình ở trang 132, hình thứ hai ở trang 367, ghép 2 hình vô một chỗ mới thấy KOMATSU viết rất mâu thuẫn!!
Hình trang 132 nói chênh lệch áp suất ΔPLs ở điểm giữa là 17,75.
Trang 367 cho ΔPLs điểm đầu-điểm cuối là 18-36. Ghép 2 thông tin lại thấy chẳng tin được sách!!!
Có bạn nào tin là sai số cho phép của chênh lệch áp suất để điều khiển BƠM ΔPLs khi không tải từ 26kgf/cm2 đến 46kgf/cm2???


View attachment 325
Dạ nếu nhìn vào sơ đồ ta thấy khi chênh lệch áp suất nhỏ là khi độ mở tay lái lớn khi đó đường đặc tuyến lại dịch về bên trái.
Mà khi ta điều khiển lưu lượng theo nhu cầu sử dụng cần lưu lớn đạt tốc độ cao thì cái tín hiệu ls-epc nó lại thu hẹp kéo đường đặc tính làm giảm miền diện tích đồ thị lại.
Sao lại rối chỗ này thế nhỉ.
Thứ hai là cũng nhìn vào đồ thị ta thấy độ chênh áp suất lớn nhất là khi tay lái Không làm việc thì dòng là bằng 0A. Nghĩa là tín hiệu ls-epc =0 kg/cm2, mà khi đọc tài liệu ở chỗ này thì
All control lever at neautral p= 30kg
Screenshot_2018-12-28-06-51-31-18.png

Thứ 3 là tín hiệu ls-epc nó thay đổi phụ thuộc vào độ chênh áp suất Như trên hình vẽ, mà độ chênh này lại phụ thuộc vào độ mở tay lái, mà khi mở tay lái thì chỉ có con pressure switch làm việc theo dạng on off vậy hộp nó nhận tín hiệu ở đâu nữa để điều khiển xuất tín hiệu cho Con ls-epc.
Ngoài việc chọn chế độ từ màn hình để điều khiển phụ hợp với điều kiện làm từng Công việc cụ thể. thì ở trong từng chế độ cố định ví dụ H mode. Thì tín hiệu điều khiển thay đổi như thế nào.
Rối quá các cụ ạ.
Lại rối chỗ này nữa là sao ở đời này lại có thêm con van điện để điều khiển ls van này các cụ nhỉ,ở đời -3 không có xe vẫn làm được. Vậy nếu hỏng con ls-epc hoặc bỏ luôn tín hiệu này thì sao vậy các cụ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

nhacgt

New member
#54
Nói thêm một chút về phương pháp điều khiển Load Sensing.
Thực chất thì phương pháp điều khiển Load Sensing chính là dựa trên nguyên lý: chênh lệch áp suất qua tiết lưu phụ thuộc vào lưu lượng.
Ở máy cuốc KOMATSU, cụ thể ở cái gọi là CLSS, nguyên lý làm việc là giữ cho chênh lệch áp suất trước và sau tiết lưu phải cố định, không đổi. Do vậy khi kéo tay điều khiển nhiều; nghĩa là mở lớn tiết lưu thì lưu lượng phải tăng và ngược lại.


View attachment 292
View attachment 291
Sao em thấy cái đường màu xanh nó không thay đổi giá trị trên đồng hồ nhỉ.
Tất cả các đồng hồ màu xanh đều đứng yên chỉ có kim màu đỏ là nhảy lên xuống.
 

nam vinh

New member
#55
Cái hình vẽ của tôi ở trên mô tả khi máy đang làm việc, van phân phối mở, tạo thành "TIẾT LƯU", lúc này thì cái van LS BYPASS chả còn công dụng gì.
Còn công dụng chính của cái gọi là LS BYPASS van với cái UNLOAD van là để giảm tổn thất, tạo đường thoát khi máy tạm ngưng không làm việc (buông tay trang điều khiển, van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu ở đấy). Ngoài ra nếu nói sâu hơn nữa thì nó còn có các lỗ tiết lưu để chống sốc v.v...
Bạn nói không có LS BYPASS thì không chỉnh được vì PLs luôn bằng áp BƠM chính??!!
Ngay cả khi van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu, nếu không có LS BYPASS van (hoặc có mà nó bị tắc, nghẹt mấy cái lỗ tiết lưu trong đó) thì áp PLs cũng chẳng bằng áp BƠM chính....mà nó sẽ sinh ra chứng bệnh mà máy đào KOMATSU rất hay mắc phải....bệnh gì ấy nhỉ???
dâng áp phải không bác
 

PTNg2021

Well-known member
#56
Cái số đo chênh lệch áp suất giữa áp của BƠM và áp LS từ bộ van tổng đưa ra (ΔPLs) không phải là một con số cố định.
1)- Nó tùy vào từng đời máy (TRỪ SÁU hay TRỪ BẢY, TRỪ TÁM...), tùy từng hạng máy (PC100, PC200 hay PC400, PC600) mà con số này có sự khác nhau.
2)- Nó thay đổi theo tình trạng hoạt động của máy (đang thao tác đơn lẻ hay đang kết hợp, đang quay hay đang di chuyển và nhất là khi không thao tác thì nó lại là một con số khác hẳn).
3)- Cuối cùng, chắc các bạn đều biết là nó còn cái VAN ĐIỆN TỪ (LS-EPC). Hộp điện tử của máy mà còn tốt thì cái van này thường xuyên xuất dòng điều khiển ra để thay đổi trị số của chênh áp (ΔPLs).
Do vậy, hãng có hướng dẫn kỹ khi đo kiểm cái ΔPLs này thì đo ở trạng thái nào của máy, có 2 trạng thái đo kiểm: khi không tải và khi di chuyển không tải (các bạn thấy đấy, ở 2 trạng thái này thì số đo ΔPLs khác nhau hơi xa nhỉ).
Trong khi thực tế thì rất nhiều bạn lại đo kiểm cái số đo chênh áp (ΔPLs) này ở trạng thái "ÉP TẢI HẾT CỠ"!!!
Đọc đến đây nảy sinh thắc mắc, chưa hiểu tại sao cái mức độ chênh lệch áp suất (ΔPLs) nó lại không phải là một mức cố định mà nó lại thay đổi vậy ta?? Vậy thì so với cách điều khiển bơm của Kobelco nó phức tạp hơn (cái áp suất gọi là Pi bên Kobelco thấy sách nói là rất thẳng, tuyến tính), mà đã phức tạp, rắc rối hơn thì nó sẽ khó mà chỉnh cho ngon được rồi!

2)-Nó thay đổi theo tình trạng hoạt động của máy (đang thao tác đơn lẻ hay đang kết hợp, đang quay hay đang di chuyển và nhất là khi không thao tác thì nó lại là một con số khác hẳn).
3)- Cuối cùng, chắc các bạn đều biết là nó còn cái VAN ĐIỆN TỪ (LS-EPC). Hộp điện tử của máy mà còn tốt thì cái van này thường xuyên xuất dòng điều khiển ra để thay đổi trị số của chênh áp (ΔPLs).
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#57
Đọc đến đây nảy sinh thắc mắc, chưa hiểu tại sao cái mức độ chênh lệch áp suất (ΔPLs) nó lại không phải là một mức cố định mà nó lại thay đổi vậy ta?? Vậy thì so với cách điều khiển bơm của Kobelco nó phức tạp hơn (cái áp suất gọi là Pi bên Kobelco thấy sách nói là rất thẳng, tuyến tính), mà đã phức tạp, rắc rối hơn thì nó sẽ khó mà chỉnh cho ngon được rồi!
  1. Vẫn "CHỈNH CHO NGON" được..........bằng chứng là các máy đào KOMATSU khi mới xuất xưởng làm việc rất ngon lành==>chỉnh cho ngon vẫn được, hơi khó tí thôi.:):)
  2. Mức chênh lệch áp suất (ΔPLs) thay đổi là do:
    1. Kích thước của cái thước trong bộ LS valve của mỗi loại "TO-NHỎ" khác nhau, đế nghiêng cũng khác nhau (góc nghiêng làm việc khác nhau).
    2. Cùng một máy, nhưng khi thao tác khác nhau thì yêu cầu về lưu lượng cũng khác nhau nên mức chênh lệch áp suất (ΔPLs) phải thay đổi cho phù hợp.
 
#59
1652888146774.png
Đây là sơ đồ thể hiện áp suất van LS. Anh/chú giải thích giúp e/cháu sơ đồ này được ko ạ
- Dầu đi qua cửa C để vào mạch LS; lỗ a như tiết lưu để làm gì ạ


Hì,
Em hỏi thì em đã có câu trả lời rồi chứ ạ
Quan trọng là đưa ra để mọi người cùng thảo luận xem mình có sai xót chỗ nào không.


Với lại ở cái hình bên trên thì em nghĩ phải thêm cái LS Bypass Valve vào thì mới dễ giải thích hơn ạ.
Vì nếu không có nó thì ta sẽ không thể chỉnh được vì PLs sẽ luôn luôn bằng áp bơm chính.


Còn về việc chỉnh Pls thì thực ra thì chính là chỉnh góc nghiêng của bơm.
Theo nguyên lý dòng chảy đi qua tiết diện hẹp.
Muốn tăng áp suất thì lưu lượng phải tăng.
 
#60
View attachment 3215
Đây là sơ đồ thể hiện áp suất van LS. Anh/chú giải thích giúp e/cháu sơ đồ này được ko ạ
- Dầu đi qua cửa C để vào mạch LS; lỗ a như tiết lưu để làm gì ạ
Theo như anh hiểu thì lỗ tiết lưu đó được thiết kế để tạo lưu lượng "vừa đủ". Thêm vào đó thì lỗ tiết lưu cũng có tác dụng làm giảm sốc cho những khi áp suất thay đổi đột ngột.