3. Kiến thức-Thảo luận chung Hệ thống thủy lực CLSS là cái gì vậy? Hiệu chỉnh nó có khó không??

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#1
Xin nói ngay CLSS là viết tắt của Closed Centre Load Sensing System, dịch nôm na ra tiếng Việt là Hệ thống Cảm nhận Tải Trung tâm khóa (hay dịch là đóng hoặc ngắt cũng được) và có vẻ rất nhiều người làm trong lĩnh vực máy công trình hiểu lầm rằng cái CLSS này là "ĐẶC SẢN" của thím KOMATSU!! Thưa không phải đâu ạ! Nó ra đời từ khuya, từ rất lâu trước khi thím KOMATSU ứng dụng vào hệ thống thủy lực máy công trình của thím ấy.
Trước đó, các đời máy cuốc đào từ "TRỪ NĂM" trở về trước thì KOMATSU chưa chơi kiểu "ĐÓNG-KHÓA-NGẮT", thím ấy chơi kiểu "MỞ Ở GIỮA" (OLSS = Open Centre Load Sensing System); từ "TRỪ SÁU" về sau thím ấy mới dùng CLSS.
Cái kiểu "KHÓA Ở GIỮA - CẢM NHẬN TẢI" CLSS này có gì hay mà từ ấy đến nay thím KOMAT cứ thế mà lắp cho máy công trình?? Đến tận những xe đời mới nhất hiện nay, xe máy đời "TRỪ MƯỜI MỘT", vẫn cứ là CLSS!!!!
Nói thêm một chút về cái từ ngữ gây hiểu lầm: "HỆ THỐNG CẢM NHẬN TẢI" (Load Sensing) dễ khiến ta hiểu lầm rằng cái CLSS này mục đích là nhận biết phụ tải để giảm bớt lưu lượng của BƠM khi tải tăng nặng. Lại xin thưa là không phải vậy đâu ạ.
PC210-11.png
 
#2
Nhân có bài viết của cụ Lạc Hậu về CLSS.
Em xin phép giải thích về 2 cái chữ Open Center và Closed Center để mọi người dễ phân biệt.
Cơ bản và dễ hiểu nhất thì OLSS là như này:
Ở chế độ không tải.
1540902698957.png
Dầu thủy lực sẽ được đưa từ bơm qua bộ van phân phối và về thẳng thùng chứa qua đường trung tâm trong bộ van phân phối.( Open Center là đây nè )


Còn hệ thống CLSS là như này
1540902746607.png
Ở chế độ không tải thì dầu thủy lực được đưa từ bơm vào van phân phối qua đường trung tâm rồi qua các đường song song. Sau đó dầu được xả về thùng qua một bộ van gọi là unload van. ( Ở bên này là không có cửa thoát từ đường trung tâm nên Closed center là như vậy đó. )


Theo như em tìm hiểu thì ở mức độ cơ bản, hệ thống OLSS đóng mở đường dầu hồi về thùng bằng chính con trượt điều khiển động tác của van phân phối nên khi ta tác động vào con trượt đằng trước thì đồng nghĩa với việc các động tác phía sau sẽ không thể hoạt động được.
Còn ở hệ thống CLSS ( cũng ở mức độ cơ bản ) thì dầu thủy lực được đưa qua các đường song song tới các con trượt nên có thể hoạt động đồng thời nhiều thao tác.

Tạm thời tới đây thôi đã.
Mà thực ra em cũng không chắc được là cái OLSS với CLSS nó hơn kém nhau ở điểm nào nữa.
Komatsu đời cao thì dùng CLSS nhưng Kobelco vẫn dùng OLSS đấy thôi.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#3
Nhân có bài viết của cụ Lạc Hậu về CLSS.
Em xin phép giải thích về 2 cái chữ Open Center và Closed Center để mọi người dễ phân biệt.
Cơ bản và dễ hiểu nhất thì OLSS là như này:
Ở chế độ không tải.
View attachment 81
Dầu thủy lực sẽ được đưa từ bơm qua bộ van phân phối và về thẳng thùng chứa qua đường trung tâm trong bộ van phân phối.( Open Center là đây nè )


Còn hệ thống CLSS là như này
View attachment 82
Ở chế độ không tải thì dầu thủy lực được đưa từ bơm vào van phân phối qua đường trung tâm rồi qua các đường song song. Sau đó dầu được xả về thùng qua một bộ van gọi là unload van. ( Ở bên này là không có cửa thoát từ đường trung tâm nên Closed center là như vậy đó. )


Theo như em tìm hiểu thì ở mức độ cơ bản, hệ thống OLSS đóng mở đường dầu hồi về thùng bằng chính con trượt điều khiển động tác của van phân phối nên khi ta tác động vào con trượt đằng trước thì đồng nghĩa với việc các động tác phía sau sẽ không thể hoạt động được.
Còn ở hệ thống CLSS ( cũng ở mức độ cơ bản ) thì dầu thủy lực được đưa qua các đường song song tới các con trượt nên có thể hoạt động đồng thời nhiều thao tác.


Tạm thời tới đây thôi đã.
Mà thực ra em cũng không chắc được là cái OLSS với CLSS nó hơn kém nhau ở điểm nào nữa.
Komatsu đời cao thì dùng CLSS nhưng Kobelco vẫn dùng OLSS đấy thôi.
Trước hết là hoan nghênh sự nhiệt tình tham gia của bạn.
Về mức độ cơ bản....cũng vẫn là "CƠ BẢN"!!:p:p
Những điều bạn nói về OLSS CLSS là chuẩn rồi, chỉ còn "VƯỚNG" ở chỗ: "...khi ta tác động vào con trượt đằng trước thì đồng nghĩa với việc các động tác phía sau sẽ không thể hoạt động được." thực ra thì nó còn một đường song song (parallel), rẽ nhánh là đường tô đậm màu xanh của hình dưới để khi thao tác phía đầu nguồn thì các thao tác phía sau vẫn có thể hoạt động được.



000.png
 
Sửa lần cuối:
#5
Trước hết là hoan nghênh sự nhiệt tình tham gia của bạn.
Về mức độ cơ bản....cũng vẫn là "CƠ BẢN"!!:p:p
Những điều bạn nói về OLSS CLSS chỉ còn "VƯỚNG" ở chỗ: "...khi ta tác động vào con trượt đằng trước thì đồng nghĩa với việc các động tác phía sau sẽ không thể hoạt động được." thực ra thì nó còn một đường song song (parallel), rẽ nhánh là đường tô đậm màu xanh của hình dưới để khi thao tác phía đầu nguồn thì các thao tác phía sau vẫn có thể hoạt động được.



View attachment 85

Vầng,
Em biết cái này chứ ạ.


Ý em nói là ở mức cơ bản tức là chỉ có 1 đường trung tâm thôi cụ Lạc Hậu ạ.
 
#6
vẫn là hình thức negative và positive.và anh KOM không muốn có cái van as thấp (OLSS) và unload (CLSS) đâu,bởi vì không sinh công thì sinh nhiệt.mỗi hãng họ thiết kế máy để làm việc ở những đk khác nhau vv...
OLSS hoặc CLSS và Negative hoặc Positive là 2 phạm trù khác nhau.
Đâu có so sánh được.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#7
OLSS hoặc CLSS và Negative hoặc Positive là 2 phạm trù khác nhau.
Đâu có so sánh được.
OLSS-CLSS với NEGA-POSITIVE đều là những biện pháp, phương pháp điều khiển BƠM thủy lực loại lưu lượng riêng thay đổi được, nói nôm na cho dễ hiểu là những cách thức để thay đổi mặt nghiêng của BƠM ==> thay đổi lưu lượng BƠM.
Lưu ý rất quan trọng: việc thay đổi lưu lượng BƠM trong máy công trình nói chung, xe đào nói riêng luôn luôn có 2 mục đích.
1)- Thay đổi lưu lượng theo tải sử dụng để GIỮ CÂN BẰNG giữa công suất động cơ và công suất sử dụng, không làm quá tải động cơ. Nguyên lý của nó là ÁP TĂNG thì LƯU LƯỢNG phải giảm và ngược lại. Mục đích này hầu như ai cũng biết.
2)- Thay đổi lưu lượng theo nhu cầu sử dụng. Dời chuyển đất thì cần nhanh (lưu lượng phải lớn), làm mái dốc (taluy) thì cần chính xác, chậm (lưu lượng phải nhỏ) v.v...mục đích này đạt được là khi sử dụng tay điều khiển, kéo nhẹ hay kéo hết cỡ. Các máy đời mới còn có thêm chức năng chọn chế độ làm việc cho mục đích này.
Các phương pháp OLSS-CLSS hay NEGATIVE-POSITIVE là phục vụ cho mục đích thứ hai.
Do vậy OLSS hay CLSS thì cũng không can thiệp, làm giảm mặt nghiêng BƠM khi tải tăng nặng. Có chỉnh cái áp suất LOAD SENSING (PLS) như thế nào thì cũng chẳng giữ cho máy không bị quá tải được.
Nói cho dễ hiểu hơn là chúng thay đổi lưu lượng BƠM khi tải sử dụng còn nhẹ, còn thấp, chưa ảnh hưởng đến công suất máy; dù cho BƠM có ở lưu lượng tối đa thì động cơ vẫn đủ sức kéo, không bị quá tải.
Các bạn thấy đấy, cấu tạo của các bộ hiệu chỉnh (regulator) luôn luôn phải có ít nhất là 2 cụm (có khi có tới 3 cụm); mỗi cụm phụ trách một mục đích nói trên....trừ khi....thì có thể gom 2 cụm làm một.
Cái trừ khi ba chấm ấy là gì thì để từ từ nói sau.
 
Sửa lần cuối:
#8
OLSS-CLSS với NEGA-POSITIVE là những biện pháp, phương pháp điều khiển BƠM thủy lực loại lưu lượng riêng thay đổi được, nói nôm na cho dễ hiểu là những cách thức để thay đổi mặt nghiêng của BƠM ==> thay đổi lưu lượng BƠM.
Lưu ý rất quan trọng: việc thay đổi lưu lượng BƠM trong máy công trình nói chung, xe đào nói riêng luôn luôn có 2 mục đích.
1)- Thay đổi lưu lượng theo tải sử dụng để GIỮ CÂN BẰNG giữa công suất động cơ và công suất sử dụng, không làm quá tải động cơ. Nguyên lý của nó là ÁP TĂNG thì LƯU LƯỢNG phải giảm và ngược lại. Mục đích này hầu như ai cũng biết.
2)- Thay đổi lưu lượng theo nhu cầu sử dụng. Dời chuyển đất thì cần nhanh (lưu lượng phải lớn), làm mái dốc (taluy) thì cần chính xác, chậm (lưu lượng phải nhỏ) v.v...mục đích này đạt được là khi sử dụng tay điều khiển, kéo nhẹ hay kéo hết cỡ. Các máy đời mới còn có thêm chức năng chọn chế độ làm việc cho mục đích này.
Các phương pháp OLSS-CLSS hay NEGATIVE-POSITIVE là phục vụ cho mục đích thứ hai.
Do vậy OLSS hay CLSS thì cũng không can thiệp, làm giảm mặt nghiêng BƠM khi tải tăng nặng. Có chỉnh cái áp suất LOAD SENSING (PLS) như thế nào thì cũng chẳng giữ cho máy không bị quá tải được.
Nói cho dễ hiểu hơn là chúng thay đổi lưu lượng BƠM khi tải sử dụng còn nhẹ, còn thấp, chưa ảnh hưởng đến công suất máy; dù cho BƠM có ở lưu lượng tối đa thì động cơ vẫn đủ sức kéo, không bị quá tải.
Các bạn thấy đấy, cấu tạo của các bộ hiệu chỉnh (regulator) luôn luôn phải có ít nhất là 2 cụm (có khi có tới 3 cụm); mỗi cụm phụ trách một mục đích nói trên....trừ khi....thì có thể gom 2 cụm làm một.
Cái trừ khi ba chấm ấy là gì thì để từ từ nói sau.

Em đồng ý với cụ Lạc Hậu rằng các hệ thống và phương pháp dùng để điều khiển bơm sao cho hiệu quả.
Tuy nhiên em muốn bổ sung thêm 1 điểm như thế này. Hơi lạc đề 1 chút.

Theo như em biết thì OLSS và CLSS là nói về cả hệ thống. Còn Negative và Positive mới là các phương pháp để điều khiển bơm thủy lực.
Phương pháp điều khiển bơm Negative và Positive là thuộc về hệ thống OLSS.
Còn CLSS như komatsu -6 đang sử dụng thì em không thấy nhắc đến các phương pháp này.


Em xin hết ạ.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#9
Em đồng ý với cụ Lạc Hậu rằng các hệ thống và phương pháp dùng để điều khiển bơm sao cho hiệu quả.
Tuy nhiên em muốn bổ sung thêm 1 điểm như thế này. Hơi lạc đề 1 chút.


Theo như em biết thì OLSS và CLSS là nói về cả hệ thống. Còn Negative và Positive mới là các phương pháp để điều khiển bơm thủy lực.
Phương pháp điều khiển bơm Negative và Positive là thuộc về hệ thống OLSS.
Còn CLSS như komatsu -6 đang sử dụng thì em không thấy nhắc đến các phương pháp này.


Em xin hết ạ.
Có vẻ như cậu bị KOMATSU bỏ bùa với cái từ "HỆ THỐNG" (SYSTEM) trong cụm từ Closed Centre Load Sensing SYSTEM.
Cái từ hệ thống ấy là KOMATSU "NÂNG CẤP" nó lên đấy. Thực chất, xem kỹ lại trong các tài liệu của KOMATSU (đồng thời phải tham khảo thêm tài liệu từ các nguồn khác. Chứ thím KOMATSU "DẤU NGHỀ" lắm, thím ấy nói nhiều chỗ mơ hồ lắm!!) sẽ thấy cái gọi là cảm nhận tải (Load Sensing) ấy chỉ làm nhiệm vụ "THEO DÕI" tay điều khiển đang ở không hay đang làm việc, thợ lái muốn nhanh hay chậm thôi. Nó theo dõi bằng cách lấy tín hiệu từ đường thủy lực gọi là PLs ở bộ van phân phối, cái PLs ấy đi đâu?? Thưa là nó đến cái van cũng được gọi tên là LS valve (LS viết tắt của Load Sensing), mời tham khảo lại về chức năng (Function) và hoạt động (Operation) của cái LS valve sẽ rõ.
Còn nhiệm vụ bảo vệ động cơ không bị quá tải thì cái BƠM phải nhờ đến bộ gọi là PC valve chứ chẳng dính líu gì đến LOAD SENSING, PLs hay LS valve gì cả!!
Minh họa từ nguồn tài liệu khác, không phải của KOMATSU, xem hình bên dưới sẽ thấy bộ hiệu chỉnh (regulator) của BƠM chia ra 2 cụm chức năng rõ rệt. Một cho công suất (Horse Power Control), một cho kiểm soát lưu lượng (Flow Control).
Và cái gọi là LOAD SENSING ấy chỉ là một trong số các phương pháp để điều khiển việc KIỂM SOÁT LƯU LƯỢNG (Flow Control) chứ thậm chí nó còn chưa điều khiển được toàn bộ dải làm việc của BƠM nữa cơ chứ nói gì đến cả hệ thống!!
Các bạn để ý xem giữa LOAD SENSING với NEGATIVE hay POSITIVE có điểm gì khác biệt??
Để lúc khác, bài khác, tôi sẽ viết bài so sánh giữa OLSS và CLSS.
K5V REGU.png
K5V REGU 2.png
 
Sửa lần cuối:
#10
Có vẻ như cậu bị KOMATSU bỏ bùa với cái từ "HỆ THỐNG" (SYSTEM) trong cụm từ Closed Centre Load Sensing SYSTEM.
Cái từ hệ thống ấy là KOMATSU "NÂNG CẤP" nó lên đấy. Thực chất, xem kỹ lại trong các tài liệu của KOMATSU (đồng thời phải tham khảo thêm tài liệu từ các nguồn khác. Chứ thím KOMATSU "DẤU NGHỀ" lắm, thím ấy nói nhiều chỗ mơ hồ lắm!!) sẽ thấy cái gọi là cảm nhận tải (Load Sensing) ấy chỉ làm nhiệm vụ "THEO DÕI" tay điều khiển đang ở không hay đang làm việc, thợ lái muốn nhanh hay chậm thôi. Nó theo dõi bằng cách lấy tín hiệu từ đường thủy lực gọi là PLs ở bộ van phân phối, cái PLs ấy đi đâu?? Thưa là nó đến cái van cũng được gọi tên là LS valve (LS viết tắt của Load Sensing), mời tham khảo lại về chức năng (Function) và hoạt động (Operation) của cái LS valve sẽ rõ.
Còn nhiệm vụ bảo vệ động cơ không bị quá tải thì cái BƠM phải nhờ đến bộ gọi là PC valve chứ chẳng dính líu gì đến LOAD SENSING, PLs hay LS valve gì cả!!
Minh họa từ nguồn tài liệu khác, không phải của KOMATSU, xem hình bên dưới sẽ thấy bộ hiệu chỉnh (regulator) của BƠM chia ra 2 cụm chức năng rõ rệt. Một cho công suất (Horse Power), một cho kiểm soát lưu lượng (Flow Control).
Và cái gọi là LOAD SENSING ấy chỉ là một trong số các phương pháp để điều khiển việc KIỂM SOÁT LƯU LƯỢNG (Flow Control) chứ thậm chí nó còn chưa điều khiển được toàn bộ dải làm việc của BƠM nữa cơ chứ nói gì đến cả hệ thống!!
Các bạn để ý xem giữa LOAD SENSING với NEGATIVE hay POSITIVE có điểm gì khác biệt??
Để lúc khác, bài khác, tôi sẽ viết bài so sánh giữa OLSS và CLSS.
View attachment 93
View attachment 94

Cụ Lạc Hậu nói chuẩn lắm ạ.

Ý của em từ đầu chỉ là muốn nói như thế này thôi:
Về cơ bản, em phân loại nó ra như này.


1541005385393.png

Tức là ở hệ thống CLSS thì sẽ sử dụng phương pháp Load Sensing
Còn ở hệ thống OLSS thì sẽ sử dụng phương pháp Negative và Positive
( Có thể có phương pháp nào khác nữa thì em chưa biết ạ )
Đây đều là các phương pháp cảm nhận tải.


#
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
#11
Load sensing và Positive nó là anh em cùng cha khác bố chỉ khác là dùng as thấp hay là as cao mà thôi, khác cái tên, còn cảm nhận tải trọng thì nó phải là cảm biến.
Với KOMATSU, tín hiệu lấy lưu lượng tên là Pls còn mợ ... lấy tên là Vls đấy ạ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#12
Load sensing và Positive nó là anh em cùng cha khác bố chỉ khác là dùng as thấp hay là as cao mà thôi, khác cái tên, còn cảm nhận tải trọng thì nó phải là cảm biến.
Với KOMATSU, tín hiệu lấy lưu lượng tên là Pls còn mợ ... lấy tên là Vls đấy ạ
Phương pháp điều khiển lưu lượng của BƠM theo ý muốn người sử dụng như trên đã nói, bao gồm nhiều cách, trong đó có tách ra, phân biệt rất rõ ràng NEGATIVE, POSITIVE VÀ LOAD SENSING..... không nên nhầm lẫn là chúng nó giống nhau!!
Ở trên cũng có hỏi: "giữa LOAD SENSING với NEGATIVE hay POSITIVE có điểm gì khác biệt" chưa thấy ai trả lời!!
Điểm khác nhau rõ nhất là:
1)- POSITIVE hay NEGATIVE luôn luôn chỉ có "MỘT ĐƯỜNG THỦY LỰC" để điều khiển gọi là Pi
2)- LOAD SENSING luôn luôn có "HAI ĐƯỜNG THỦY LỰC" để điều khiển và nó điều khiển bằng "HIỆU" của HAI ĐƯỜNG ÁP SUẤT này gọi là ΔP.
Nega-LS.png


K3V112.png
HPV95.png
 
Sửa lần cuối:
#13
Như cụ Lạc Hậu đã phân tích thì phương pháp Load sensing sẽ sử dụng hiệu số áp suất của đường LS và đường áp chính để điều khiển góc nghiêng của bơm.

Trong shop của Kom thì đường Pls từ van phân phối về bơm thông qua 1 đường tiết lưu nhỏ trong con trượt van phân phối.

1541067266261.png

Câu hỏi ở đây là tại sao lại chỉnh ΔPls bằng cách chỉnh bộ van LS trên bơm?
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#15
Như cụ Lạc Hậu đã phân tích thì phương pháp Load sensing sẽ sử dụng hiệu số áp suất của đường LS và đường áp chính để điều khiển góc nghiêng của bơm.

Trong shop của Kom thì đường Pls từ van phân phối về bơm thông qua 1 đường tiết lưu nhỏ trong con trượt van phân phối.
View attachment 104

Câu hỏi ở đây là tại sao lại chỉnh ΔPls bằng cách chỉnh bộ van LS trên bơm?
Câu hỏi này hay, rất hay đây.
Tạm đưa cái hình để các bạn suy nghĩ.
Áp suất của bơm PP, áp suất cảm nhận tải PLs là chỗ nào các bạn tự cho vô hình.

LS+PCompensation 1.png
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#18
Ah mà theo hình trên thì cái ΔP cũng bằng luôn cái ΔPLs ấy nhỉ.
Gốc rễ, cội nguồn của "NÓ" đấy.
Thế bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi của bạn chưa ??

... PLs là từ van phân phối đi về BƠM mà tại sao lại chỉnh ΔPls bằng cách chỉnh bộ van LS trên bơm??
 
#19
Gốc rễ, cội nguồn của "NÓ" đấy.
Thế bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi của bạn chưa ??
Hì,
Em hỏi thì em đã có câu trả lời rồi chứ ạ
Quan trọng là đưa ra để mọi người cùng thảo luận xem mình có sai xót chỗ nào không.

Với lại ở cái hình bên trên thì em nghĩ phải thêm cái LS Bypass Valve vào thì mới dễ giải thích hơn ạ.
Vì nếu không có nó thì ta sẽ không thể chỉnh được vì PLs sẽ luôn luôn bằng áp bơm chính.

Còn về việc chỉnh Pls thì thực ra thì chính là chỉnh góc nghiêng của bơm.
Theo nguyên lý dòng chảy đi qua tiết diện hẹp.
Muốn tăng áp suất thì lưu lượng phải tăng.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#20
Hì,
Em hỏi thì em đã có câu trả lời rồi chứ ạ
Quan trọng là đưa ra để mọi người cùng thảo luận xem mình có sai xót chỗ nào không.


Với lại ở cái hình bên trên thì em nghĩ phải thêm cái LS Bypass Valve vào thì mới dễ giải thích hơn ạ.
Vì nếu không có nó thì ta sẽ không thể chỉnh được vì PLs sẽ luôn luôn bằng áp bơm chính.

Còn về việc chỉnh Pls thì thực ra thì chính là chỉnh góc nghiêng của bơm.
Theo nguyên lý dòng chảy đi qua tiết diện hẹp.
Muốn tăng áp suất thì lưu lượng phải tăng.
Cái hình vẽ của tôi ở trên mô tả khi máy đang làm việc, van phân phối mở, tạo thành "TIẾT LƯU", lúc này thì cái van LS BYPASS chả còn công dụng gì.
Còn công dụng chính của cái gọi là LS BYPASS van với cái UNLOAD van là để giảm tổn thất, tạo đường thoát khi máy tạm ngưng không làm việc (buông tay trang điều khiển, van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu ở đấy). Ngoài ra nếu nói sâu hơn nữa thì nó còn có các lỗ tiết lưu để chống sốc v.v...
Bạn nói không có LS BYPASS thì không chỉnh được vì PLs luôn bằng áp BƠM chính??!!
Ngay cả khi van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu, nếu không có LS BYPASS van (hoặc có mà nó bị tắc, nghẹt mấy cái lỗ tiết lưu trong đó) thì áp PLs cũng chẳng bằng áp BƠM chính....mà nó sẽ sinh ra chứng bệnh mà máy đào KOMATSU rất hay mắc phải....bệnh gì ấy nhỉ???