3. Kiến thức-Thảo luận chung Hệ thống thủy lực CLSS là cái gì vậy? Hiệu chỉnh nó có khó không??

#21
nếu như không nhầm thì mắc bệnh đề giai hoặc khi đề động cơ như bị bóp cổ và gây ra hiện tượng khó khởi động hoặc là không khởi động đc động cơ.cái lỗ ls bypass nó là một cái lỗ luôn gây tổn thất.hiện nay komatsu đang rất đau đầu với cái lỗ này
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#22
Theo yêu cầu của khán giả. Cho thêm cái van LS BYPASS với cả van UNLOAD vô hình vẽ cho đủ bộ.
Thấy rõ như trong sách KOMATSU cũng nói, gọi là van chứ thực tế cái LS BYPASS chỉ là cái nắp đậy có lỗ tiết lưu mà thôi.


LS BYPASS VALVE.png

BYPASS valve.png
 
Sửa lần cuối:
#23
Cái hình vẽ của tôi ở trên mô tả khi máy đang làm việc, van phân phối mở, tạo thành "TIẾT LƯU", lúc này thì cái van LS BYPASS chả còn công dụng gì.
Còn công dụng chính của cái gọi là LS BYPASS van với cái UNLOAD van là để giảm tổn thất, tạo đường thoát khi máy tạm ngưng không làm việc (buông tay trang điều khiển, van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu ở đấy). Ngoài ra nếu nói sâu hơn nữa thì nó còn có các lỗ tiết lưu để chống sốc v.v...
Bạn nói không có LS BYPASS thì không chỉnh được vì PLs luôn bằng áp BƠM chính??!!
Ngay cả khi van phân phối ngắt hoàn toàn, không có tiết lưu, nếu không có LS BYPASS van (hoặc có mà nó bị tắc, nghẹt mấy cái lỗ tiết lưu trong đó) thì áp PLs cũng chẳng bằng áp BƠM chính....mà nó sẽ sinh ra chứng bệnh mà máy đào KOMATSU rất hay mắc phải....bệnh gì ấy nhỉ???
Hì,
Vậy có lẽ là em suy nghĩ hơi thiếu cẩn trọng rồi nhỉ.


Từ đầu em lại quên khuấy mất là cái con trượt phân phối cũng là 1 lỗ tiết lưu.
Còn LS Bypass Valve là 1 lỗ tiết lưu rất nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc giữ áp.
Hình như khi nó tắc thì sẽ xảy ra hiện tượng dương áp.


nếu như không nhầm thì mắc bệnh đề giai hoặc khi đề động cơ như bị bóp cổ và gây ra hiện tượng khó khởi động hoặc là không khởi động đc động cơ.cái lỗ ls bypass nó là một cái lỗ luôn gây tổn thất.hiện nay komatsu đang rất đau đầu với cái lỗ này
Em cũng chưa gặp cái xe dùng CLSS nào mà khi bị dương áp lại không nổ máy được.
Chắc là em toàn gặp xe có động cơ quá khỏe nhỉ.


Ah mà sao lại đau đầu vì cái lỗ Bypass nhỏ xíu tí ti này hả cụ?
 
Sửa lần cuối:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#24
nếu như không nhầm thì mắc bệnh đề giai hoặc khi đề động cơ như bị bóp cổ và gây ra hiện tượng khó khởi động hoặc là không khởi động đc động cơ.cái lỗ ls bypass nó là một cái lỗ luôn gây tổn thất.hiện nay komatsu đang rất đau đầu với cái lỗ này
Em cũng chưa gặp cái xe dùng CLSS nào mà khi bị dương áp lại không nổ máy được.
Chắc là em toàn gặp xe có động cơ quá khỏe nhỉ. Bypass nhỏ xíu tí ti này hả cụ?
Lại một trường hợp đáp án C: cả hai đều đúng!!
Khó nổ hoặc không nổ máy được và vẫn nổ máy được đều đúng.
Vậy thì khi nào thì vẫn nổ máy được, còn khi nào thì khó nổ máy???Hỏi thế mới lắt léo!! He he!!
Hello.gif
 
#25
đây là as em đo thực tế,khi em nó là 100-150 kg thì nổ đc.
Khi 170-210 là ẹ ẹ nhưng cố thì vẫn có thể đc.
Khi 250->giá trị đặt của van an toàn lúc đó chắc chắn là mình nổ. Điều kiện ở đây là bình điện tốt, củ đề ngon và kim không bị hỏng!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
#27
Theo em thì các yếu tố ảnh hưởng đến việc xe có nổ máy được hay không là:
- Động cơ khỏe như nào
- Độ lòn áp giữa các chi tiết thủy lực ( bơm, van phân phối, van tổng ....)

Tùy điều kiện mà có nổ được hay không hay khó nổ.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#28
Lại một trường hợp đáp án C: cả hai đều đúng!!
Khó nổ hoặc không nổ máy được và vẫn nổ máy được đều đúng.
Vậy thì khi nào thì vẫn nổ máy được, còn khi nào thì khó nổ máy???
đây là as em đo thực tế,khi em nó là 100-150 kg thì nổ đc.
Khi 170-210 là ẹ ẹ nhưng cố thì vẫn có thể đc.
Khi 250->giá trị đặt của van an toàn lúc đó chắc chắn là mình nổ. Điều kiện ở đây là bình điện tốt, củ đề ngon và kim không bị hỏng!
Theo em thì các yếu tố ảnh hưởng đến việc xe có nổ máy được hay không là:
- Động cơ khỏe như nào
- Độ lòn áp giữa các chi tiết thủy lực ( bơm, van phân phối, van tổng ....)


Tùy điều kiện mà có nổ được hay không hay khó nổ.
Cảm ơn hai bạn đã nhiệt tình tham gia thảo luận.
Cả hai đã nói chính xác vấn đề khi máy KOMATSU với hệ thủy lực CLSS mắc chứng bệnh "DƯƠNG ÁP" là triệu chứng là khi làm việc, dù đã buông tay điều khiển ngưng tất cả các thao tác nhưng áp suất của BƠM tổng vẫn cứ ở mức cao, không trả về áp suất thấp.
Bạn Xuân Đích đã nói chính xác về "ĐỊNH TÍNH" là TÍNH CHẤT của sự việc.
Bạn CM2018 thì nói chính xác về "ĐỊNH LƯỢNG" là các ĐẠI LƯỢNG rất CỤ THỂ của sự việc.
Chúng ta chỉ còn có việc là GỘP cả hai thành một câu trả lời chuẩn, đầy đủ, chi tiết cả về mặt ĐỊNH TÍNH lẫn ĐỊNH LƯỢNG.



 
#29
Cảm ơn hai bạn đã nhiệt tình tham gia thảo luận.
Cả hai đã nói chính xác vấn đề khi máy KOMATSU với hệ thủy lực CLSS mắc chứng bệnh "DƯƠNG ÁP" là triệu chứng là khi làm việc, dù đã buông tay điều khiển ngưng tất cả các thao tác nhưng áp suất của BƠM tổng vẫn cứ ở mức cao, không trả về áp suất thấp.
Bạn Xuân Đích đã nói chính xác về "ĐỊNH TÍNH" là TÍNH CHẤT của sự việc.
Bạn CM2018 thì nói chính xác về "ĐỊNH LƯỢNG" là các ĐẠI LƯỢNG rất CỤ THỂ của sự việc.
Chúng ta chỉ còn có việc là GỘP cả hai thành một câu trả lời chuẩn, đầy đủ, chi tiết cả về mặt ĐỊNH TÍNH lẫn ĐỊNH LƯỢNG.



Vậy để giải quyết vấn đề " Dương Áp " này thì chúng ta chỉ cần giải quyết làm sao cho áp Pls nó phải giảm về mức cho phép khi không tải nhỉ?
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#32
Trong sơ đồ thì đường LS sẽ đi ngang qua con trượt VPP - LS Bypass Valve - Unload Valve - Compensation Valve - Cụm Hòa bơm và LS - Cụm Valve LS.

Theo các cụ thì nó hay bị chỗ nào nhất.
View attachment 214
Hay bị chỗ nào nhất là căn cứ theo kinh nghiệm, theo thống kê bài bản hay là theo cái gì nhỉ??
Để ý kỹ sẽ thấy KOMATSU đã "SỢ" tình trạng áp suất LS không giảm về thấp được ở chế độ chờ (thợ hay gọi là bị DƯƠNG ÁP hoặc bị DÍNH TẢI, tùy theo vùng miền) nên họ luôn thiết kế "ĐƯỜNG DỰ PHÒNG" để áp suất LS có đường thoát về thùng chứa. Vậy mà thực tế thì xe cuốc KOMATSU vẫn cứ hay bị bệnh "CƯỜNG DƯƠNG" (xong việc rồi mà không chịu xuống)!!
Lỗi ấy một phần là do người sử dụng, lỗi người sử dụng là gì nhỉ??
 
Sửa lần cuối:
#34
Chắc để nhớt bẩn kẹt mấy cái lọc nhỏ.
Nghĩa là do ở bẩn quá phải không cụ nhể.

Hay bị chỗ nào nhất là căn cứ theo kinh nghiệm, theo thống kê bài bản hay là theo cái gì nhỉ??
Để ý kỹ sẽ thấy KOMATSU đã "SỢ" tình trạng áp suất LS không giảm về thấp được ở chế độ chờ (thợ hay gọi là bị DƯƠNG ÁP hoặc bị DÍNH TẢI, tùy theo vùng miền) nên họ luôn thiết kế "ĐƯỜNG DỰ PHÒNG" để áp suất LS có đường thoát về thùng chứa. Vậy mà thực tế thì xe cuốc KOMATSU vẫn cứ hay bị bệnh "CƯỜNG DƯƠNG" (xong việc rồi mà không chịu xuống)!!
Lỗi ấy một phần là do người sử dụng, lỗi người sử dụng là gì nhỉ??

Trong cái Unload Valve cũng có cái lỗ bé tẹo thông từ đường LS về thùng đấy ạ.
Mà hình như cũng còn nhiều những lỗ li ti như vậy lắm ý.

Thế còn có trường hợp mà nó không tắc nhưng vẫn bị không ạ?
 
#35
Trong máy xúc có vài động tác cấm nhưng trong thực tế máy nhỏ họ rất hay làm đấy cũng là 1 kiểu phá hại . Ví dụ động tác ra đòn thúc vào tường là rất hay làm.
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#36
Chắc để nhớt bẩn kẹt mấy cái lọc nhỏ.
Nghĩa là do ở bẩn quá phải không cụ nhể.
Trong cái Unload Valve cũng có cái lỗ bé tẹo thông từ đường LS về thùng đấy ạ.
Mà hình như cũng còn nhiều những lỗ li ti như vậy lắm ý.
Thế còn có trường hợp mà nó không tắc nhưng vẫn bị không ạ?
Trong máy xúc có vài động tác cấm nhưng trong thực tế máy nhỏ họ rất hay làm đấy cũng là 1 kiểu phá hại . Ví dụ động tác ra đòn thúc vào tường là rất hay làm.
Tất cả những lỗi các bạn nêu ra là rất đúng. Rất tiếc là những lỗi ấy lại do chính người sử dụng gây ra!!
Ngoài lỗi dầu nhớt kém chất lượng, dơ bẩn làm tắc, kẹt các lỗ tiết lưu rất nhỏ trong bộ van tổng khiến máy cuốc KOMATSU hay bị DƯƠNG ÁP thì còn nguyên nhân khác gây ra chứng bệnh này. Nguyên nhân này mới mệt đây: do các van "BÙ ÁP" (Pressure Compensation valve) không kín. Dính phải lỗi này thì kiểm xem phải sửa chỗ nào rất mệt!!! Vì mỗi thao tác có đến 2 van bù áp, quá nhiều chỗ phải kiểm!!
Ta sẽ lại nói tiếp về chuyện có cách nào kiểm, xác định lỗi chỗ nào cho nhanh gọn không nhỉ??
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#38
Nói thêm một chút về phương pháp điều khiển Load Sensing.
Thực chất thì phương pháp điều khiển Load Sensing chính là dựa trên nguyên lý: chênh lệch áp suất qua tiết lưu phụ thuộc vào lưu lượng.
Ở máy cuốc KOMATSU, cụ thể ở cái gọi là CLSS, nguyên lý làm việc là giữ cho chênh lệch áp suất trước và sau tiết lưu phải cố định, không đổi. Do vậy khi kéo tay điều khiển nhiều; nghĩa là mở lớn tiết lưu thì lưu lượng phải tăng và ngược lại.


LS control Explaining.png
FLOW-ORIFICE-DIFF PRESSURE.png
 
Sửa lần cuối:

Đinh Công Văn

Well-known member
#39
Nói thêm một chút về phương pháp điều khiển Load Sensing.
Thực chất thì phương pháp điều khiển Load Sensing chính là dựa trên nguyên lý: chênh lệch áp suất qua tiết lưu phụ thuộc vào lưu lượng.
Ở máy cuốc KOMATSU, cụ thể ở cái gọi là CLSS, nguyên lý làm việc là giữ cho chênh lệch áp suất trước và sau tiết lưu phải cố định, không đổi. Do vậy khi kéo tay điều khiển nhiều; nghĩa là mở lớn tiết lưu thì lưu lượng phải tăng và ngược lại.


View attachment 292
View attachment 291
Chênh lệch áp xuất đó
Nó khoảng tầm 20kg /cm em vừa đo xong với máy Pc 75uu-3 và máy hoạt động rất OK các máy khác như the nào các cụ cứ chỉ bảo
 
#40
Nói thêm một chút về phương pháp điều khiển Load Sensing.
Thực chất thì phương pháp điều khiển Load Sensing chính là dựa trên nguyên lý: chênh lệch áp suất qua tiết lưu phụ thuộc vào lưu lượng.
Ở máy cuốc KOMATSU, cụ thể ở cái gọi là CLSS, nguyên lý làm việc là giữ cho chênh lệch áp suất trước và sau tiết lưu phải cố định, không đổi. Do vậy khi kéo tay điều khiển nhiều; nghĩa là mở lớn tiết lưu thì lưu lượng phải tăng và ngược lại.


View attachment 292
View attachment 291
mắt bắt đầu hoa và IC bắt đầu treo rồi cụ ơi.nó còn liên quan đến điểm cân bằng của bơm thủy lực.nếu không thì thao tác sẽ làm việc nhanh dần đều và khó kiểm soát