3. Kiến thức-Thảo luận chung Nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh (Regulator) bơm K3V.

#61
Cụ Xuân Đích không để ý chổ cái van đó từ đường áp chính sang chổ tiết lưu là cái đường hồi .áp suất Pi phụ thuộc vào cái lò xo + đường kính đít con van đó

Cho dù có tiết lưu đi chăng nữa thì áp Pi vẫn phải bằng áp chính ( trong trường hợp không có thất thoát bên phía ngoài tiết lưu )
Còn cái đường hồi ở đó chỉ là đường xả của cái Negative Control Valve mà cụ.
 
#63
Dòng Kobe đời -1 nhưng có đến mấy phiên bản.các cụ có thể nói qua bề dòng 1 van điên trên bơm bà 2 van trên bơm.tác dụng lợi hại khi dùng điện và bỏ điện
Kobe - 1 có 1 van PSV điều chỉnh công suất của bơm khi tụt tua so với yêu cầu của hệ thống nó thay đồi áp từ 18 - 35 at .
Còn 1 van PSV nó thường lắp trên balo là con dùng cho thay đổi tỷ lệ vừa nâng cần vừa quay toa
 
#71
Sơ lược: K3V là họ bơm thủy lực có thể điều chỉnh lưu lượng riêng của hãng KAWASAKI.
Dù hiện nay KAWASAKI đã cho ra các thế hệ mới hơn K5V, K7V v.v... nhưng cấu tạo và nguyên lý hoạt động vẫn rất giống K3V.
Do vậy có thể nói nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh (regulator) dòng K3V là rất cơ bản.
Hiểu rõ, nắm chắc điều này sẽ giúp người làm kỹ thuật tiếp cận và hiểu nguyên lý hoạt động các thế hệ bơm mới của KAWASAKI rất dễ dàng.
Tạm thời mời các bạn xem đoạn video của một bạn Thổ nhĩ kỳ giải thích khá rõ. Ít bữa nữa sẽ phân tích chi tiết hơn bằng tiếng Việt để các bạn tiện theo dõi

Chào anh! Anh cho e hỏi là có cách nào gác bơm lên xe mà gắn ống không bị lộn ko anh? Theo e nghĩ nó phải có cái chung nào đó.... mong anh và mọi người chỉ giáo ạ.
 
#73
Chào anh! Anh cho e hỏi là có cách nào gác bơm lên xe mà gắn ống không bị lộn ko anh? Theo e nghĩ nó phải có cái chung nào đó.... mong anh và mọi người chỉ giáo ạ.
Ống bơm K3V này có bao nhiêu ống đâu mà lộn hả cụ.
Cứ quan tâm 2 ống chính và 2 ống kích thôi.
Cặp bơm nào theo cặp bơm đó là ok.

Còn muốn chắc ăn thì trước khi tháo hãy đánh dấu vào.
 
#77
Hình dạng, kích thước có thể khác nhau.
Nhưng nguyên lý làm việc của các van này phải giống nhau: chúng nó cùng hệ van "TRUNG TÂM MỞ" và tăng giảm lưu lượng BƠM theo kiểu "ĐIỀU KHIỂN ÂM".
Khi không làm việc thì áp suất điều khiển Pi là cao nhất.
Khi làm việc thì phụ thuộc vào tay điều khiển:
Kéo tay điều khiển ít thì áp ĐK Pi giảm ít (áp Pi vẫn còn cao nhưng thấp hơn áp Pi lúc không tải).
Kéo tay điều khiển nhiều thì áp ĐK Pi giảm nhiều.
Kéo hết cỡ thì Pi nhỏ nhất.

Câu chuyện khi không tải thì áp suất của BƠM có bằng áp suất Pi hay không là câu chuyện rất hay.
Có khi nó bằng, có khi không!! Do đâu vậy ta???
Về mặt lý thuyết thì hai áp suất này (áp suất BƠM và áp suất điều khiển Pi) phải bằng nhau. Thực tế thì lại khác mới đau!!!
pump.png
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
#79
Bài này hay quá. Bác có cái tên Lachau mà siêu thật. Bác ý đang giảng cái ốc chỉnh hãm giác 13 ren chỉnh lục giác 5 nhưng k thấy ai mổ xẻ. Em bới lại để học hỏi các cụ. Vít chỉnh đó chẳng phải là vít hạn chế lưu lượng hay sao, k cho Pump mở Q lớn theo độ nén lò so Regu.
 
#80
Bài này hay quá. Bác có cái tên Lachau mà siêu thật. Bác ý đang giảng cái ốc chỉnh hãm giác 13 ren chỉnh lục giác 5 nhưng k thấy ai mổ xẻ. Em bới lại để học hỏi các cụ. Vít chỉnh đó chẳng phải là vít hạn chế lưu lượng hay sao, k cho Pump mở Q lớn theo độ nén lò so Regu.
Con Vít lục giác đó tác động vào Pi cụ ạ.