3. Kiến thức-Thảo luận chung Nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh (Regulator) bơm K3V.

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#41
Lạc đề!! Nghe có vẻ như bị lạc đề!!
Trước khi nhòm ngó, sờ mó vào con ốc chỉnh ấy thì nên kiểm tra áp suất của cái BƠM nho nhỏ thường gọi là BƠM KHIỂN, BƠM CON...
Có bạn nào phản biện hay thắc mắc gì không nhỉ??
 
#43
Xong 2 con ốc chỉnh MIN-MAX, lưu ý là con chỉnh MAX đừng nới ra nhiều quá thôi.
Giờ ta nói đến các con ốc chỉnh trên bộ RÌ GU.
Nói chuyện dễ trước, con ốc dùng khóa 13 với lục giác 5. Khi nào thì ta phải chỉnh con ốc này nhỉ??
View attachment 287 View attachment 289 View attachment 288
Khi nào phải chỉnh lại con vít chỉnh này ạ.
Em nghĩ ấy,
Đơn giản là khi nó sai thì phải chỉnh lại cho nó theo tiêu chuẩn. :D:D:D


Cụ gì bên trên bảo là nó liên quan đến đường Pi là chuẩn đấy ạ.
Theo như em biết thì đường Pi được tạo ra bởi van phân phối, và nhà thiết kế đã sử dụng đường Pi này tác động vào cục Regulator để điều khiển bơm.
Vậy theo nguyên tắc là áp Pi tác động vào ty A tương quan với áp lực lò so.
- Khi áp Pi > Áp lực lò xo --> bơm hoạt động với mức tối thiểu.
- Khi áp Pi < Áp lực lò xo thì bơm bắt đầu hoạt động.
+ Lúc bơm hoạt động thì sẽ tùy theo sự chênh lệch giữ áp Pi và áp lực lò xo để mà cục Regulator điều khiển góc nghiêng của bơm.


1542821208388.png

Áp xuất Đường pi sẽ bị cao lên khi chỉnh vào
Áp Pi tăng lên khi vặn con lục giác chỉnh vào là đúng.
Vì tương quan áp suất giữa đường Pi và lực nén lò xo.
Khi áp lực lò xo tăng lên -> góc nghiêng tăng lên -> áp suất Pi tăng vì lưu lượng tăng ( mà tăng đến lúc áp Pi phù hợp với áp lực lò so thì ngưng).


Cũng có thể gọi là con lục giác này sẽ điều chỉnh góc nghiêng ban đầu.
Bởi vậy có một số trường hơp áp không tải lên rất cao khi chỉnh sai con này.
 
Sửa lần cuối:
#44
Em nghĩ là áp suất Pi không đổi dù tăng vào hay ra.nó chỉ thay đổi theo hành trình suốt phân phối thôi.
“Khi áp lực lò xo tăng lên -> góc nghiêng tăng lên”
Cái này bác nói chỉ đúng với bơm điều khiển dương.đây đang thảo luận về điều khiển âm mà.
 
#46
chỉ nên chỉnh ốc MIN MAX khi bơm còn mới hoặc là vừa đại tu lại.khi đã chạy một khoảng thời gian dài giữa 2 mặt chao trên và gối dưới đã có sự ăn khớp và mòn theo cung.nếu chỉnh MIN MAX thường là chỉnh tăng nên.lúc này gối sẽ bị kênh và gây ra hiện tượng lọt và tình trạng máy còn xấu đi.chưa kể là kẹt servo.vì vậy ko nên chỉnh MIN MAX,đây là ý kiến của riêng nhà cháu thôi
 
#49
Em nghĩ là áp suất Pi không đổi dù tăng vào hay ra.nó chỉ thay đổi theo hành trình suốt phân phối thôi.
“Khi áp lực lò xo tăng lên -> góc nghiêng tăng lên”
Cái này bác nói chỉ đúng với bơm điều khiển dương.đây đang thảo luận về điều khiển âm mà.
Có lẽ cụ hiểu nhầm ý của em sang ---> áp pi tăng thì góc nghiêng tăng nhỉ?

Negative Control: Áp Pi giảm -> góc nghiêng tăng
Positive Control: Áp Pi tăng -> góc nghiêng tăng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
#51
“Có lẽ cụ hiểu nhầm ý của em sang ---> áp pi tăng thì góc nghiêng tăng nhỉ?“
Cụ ghi áp lực lò xo tăng lên => pi tăng
Em còn non lắm mong các cụ bỏ qua cho.
 
#52
cái as Pi nó là từ gọi chung chung thôi.nó là một đường lệnh để đk bơm và không nhất thiết phải lấy ở control valve.phương thức đk là negative hay là position đều đúng as đường Pi này ko nên để quá cao vv...
 

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#56
2 van Pi này của robex và solar.còn kobe nó khác đấy
Hình dạng, kích thước có thể khác nhau.
Nhưng nguyên lý làm việc của các van này phải giống nhau: chúng nó cùng hệ van "TRUNG TÂM MỞ" và tăng giảm lưu lượng BƠM theo kiểu "ĐIỀU KHIỂN ÂM".
Khi không làm việc thì áp suất điều khiển Pi là cao nhất.
Khi làm việc thì phụ thuộc vào tay điều khiển:
Kéo tay điều khiển ít thì áp ĐK Pi giảm ít (áp Pi vẫn còn cao nhưng thấp hơn áp Pi lúc không tải).
Kéo tay điều khiển nhiều thì áp ĐK Pi giảm nhiều.
Kéo hết cỡ thì Pi nhỏ nhất.

Câu chuyện khi không tải thì áp suất của BƠM có bằng áp suất Pi hay không là câu chuyện rất hay.
Có khi nó bằng, có khi không!! Do đâu vậy ta???
Về mặt lý thuyết thì hai áp suất này (áp suất BƠM và áp suất điều khiển Pi) phải bằng nhau. Thực tế thì lại khác mới đau!!!
 
Sửa lần cuối:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#57
Lại phải khen mấy anh Hàn Xẻng!! Tài liệu của họ giải thích rất rõ ràng.
Mời các bạn xem kỹ, hình dạng 2 loại van có thể khác nhau nhưng nguyên lý thì giống y như nhau.
Do chỗ lấy tín hiệu đưa về BƠM khác nhau một chút nên nhìn hơi khó thôi!!
Pi Valve.png
 
#59
Nó không thông trực tiếp đâu cụ.trên sơ đồ thủy lực của cụ cong có cái van tiết lưu nữa.chổ em đánh dấu tròn đỏ.
View attachment 309
Thường nó sẻ qua cái van này mới về regu:
View attachment 310
Cụ "Bốc" có nhiều hình đẹp thật.
Cũng vẫn bảo lưu quan điểm của em.
Dù có tiết lưu đi chăng nữa thì nó vẫn vậy thôi.


Hình dạng, kích thước có thể khác nhau.
Nhưng nguyên lý làm việc của các van này phải giống nhau: chúng nó cùng hệ van "TRUNG TÂM MỞ" và tăng giảm lưu lượng BƠM theo kiểu "ĐIỀU KHIỂN ÂM".
Khi không làm việc thì áp suất điều khiển Pi là cao nhất.
Khi làm việc thì phụ thuộc vào tay điều khiển:
Kéo tay điều khiển ít thì áp ĐK Pi giảm ít (áp Pi vẫn còn cao nhưng thấp hơn áp Pi lúc không tải).
Kéo tay điều khiển nhiều thì áp ĐK Pi giảm nhiều.
Kéo hết cỡ thì Pi nhỏ nhất.

Câu chuyện khi không tải thì áp suất của BƠM có bằng áp suất Pi hay không là câu chuyện rất hay.
Có khi nó bằng, có khi không!! Do đâu vậy ta???
Về mặt lý thuyết thì hai áp suất này (áp suất BƠM và áp suất điều khiển Pi) phải bằng nhau. Thực tế thì lại khác mới đau!!!
Đúng là theo lý thuyết thì nó sẽ bằng nhau vì đường áp chính thông thẳng sang Pi.
Tuy nhiên em nghĩ là cái việc áp Pi và áp chính có bằng nhau hay không lại tùy thuộc vào yếu tố cơ khí.
Áp suất Pi bị lòn mất từ các chi tiết trên cục regulator.


Nếu xe Hàn thì as Pi thường thấp hơn 5->10 kg/cm2. Đó là em đo trên xe bác Lachau ah.
Em nghĩ xe Hàn hay nhật gì cũng vậy hết thôi.
Ăn thua là các chi tiết cơ khí còn chính xác tới đâu.
 
#60
Cụ Xuân Đích không để ý chổ cái van đó từ đường áp chính sang chổ tiết lưu là cái đường hồi .áp suất Pi phụ thuộc vào cái lò xo + đường kính đít con van đó