1/- "...động cơ điện, có kiểu dừng ở vị trí cố định khi tắt máy...được điều khiển bởi Controller ".
Ơ hay, thế động cơ kiểu "KIM ĐIỆN" nó điều khiển tắt máy bằng ECU (CONTROLLER) hay bằng gì nhỉ??? Nó có đến 02 cảm biến để xác định "CHÍNH XÁC" theo thời gian thực máy nào nén và khi ECU muốn tắt ở thời điểm nào, vị trí nào của máy số một thì ECU chỉ việc "NGẮT KIM PHUN" của đúng máy ấy vào đúng thời điểm mong muốn là xong thôi mà.
2/- Khi đã "NGẮT KIM PHUN", động cơ vẫn còn "QUÁN TÍNH" nên vẫn có thể quay được.
Góc quay thêm được bao nhiêu độ sau khi đã "NGẮT KIM PHUN" là việc hoàn toàn có thể tính được bằng lý thuyết và thậm chí nếu cần thiết thì làm "THỰC NGHIỆM" là ra thôi.
Vậy thì nhà sản xuất động cơ hoàn toàn có thể cho động cơ dừng hẳn ở vị trí "GẦN TDC CỦA MÁY SỐ MỘT" chỉ với một vài dòng lệnh trong EEPROM của ECU mà không phải thêm bất kỳ một cơ cấu phụ nào cả.
Các giả thiết để tính toán là:
a)- Tốc độ động cơ tại thời điểm muốn tắt máy.
b)- Công suất động cơ tại thời điểm ấy.
c)- Tỷ số nén của động cơ.
d)- Moment quán tính của bánh đà.
e)- Tổng các lực ma sát cơ học của các bộ phận cơ khí...
Các thông số nói trên thì nhà sản xuất bỏ túi luôn chứ có khó khăn gì mà họ không biết nhỉ.
Nói thêm về động cơ xăng cho rộng đường dư luận.
Xe của hãng MAZDA, Model CX5 có chức năng tự động tắt máy khi dừng chờ đèn đỏ. Câu hỏi thường được mọi người nghi ngại là cứ phải khởi động động cơ liên tục như thế thì ắc quy nào mà chịu nổi. Câu trả lời của hãng MAZDA là việc khởi động lại sau một thời gian tắt máy ngắn thì MAZDA "KHÔNG CẦN DÙNG ĐẾN MÔ TƠ ĐỀ MÁY" (ác liệt chưa, ngạc nhiên chưa???)
Thế họ khởi động lại động cơ sau một thời gian tắt máy ngắn bằng gì???
Tạm dừng ở đây, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ họ đã làm điều đó như thế nào.
Đầu tiên, e cảm ơn cụ LẠC đã khai sáng thêm cho ae bằng những lập luận rất BÉN được minh chứng bằng những dẫn chứng chuyên sâu!
E đặt câu hỏi theo suy đoán của e, chứ e chưa tự trả lời được nhiều.
Quả thật, cụ LẠC quá uyên thâm (thế này thì sóng sau xô sóng trước làm sao được ^_^).
E đã chót đóng vai phản diện rồi ^_^: "GIÀ MỒM CÃI" & "LẮM MỒM HỎI", mong cụ chỉ bảo thêm cho e nhiều điều nữa, cụ nhá:
1/ Trong đoạn câu hỏi của e, e có nói về "động cơ điện" và "động cơ nổ (động cơ đốt trong)". Ý em muốn nói là phân biệt giữa loại động cơ sử dụng điện năng và loại sử dụng dầu, để tạo công suất cho trục động cơ đó. E trình bày ko rõ nên dễ gây hiểu lầm.
2/ - Cụ LẠC đã nói quá rõ về động cơ kiểu "KIM ĐIỆN", dùng ECU để điều khiển vị trí tắt máy theo mong muốn rồi, đây là lần đầu tiên e được đọc 1 bài viết về nội dung này, e đã hiểu. E cảm ơn cụ nhiều.
- Còn loại động cơ đốt trong mà ko dùng ECU để điều khiển (e gọi nôm na là máy cơ), thì việc kiểm soát "QUÁN TÍNH" sẽ thực hiện như thế nào để đạt được mục đích cho máy dừng ở TDC nén MÁY 1 (hoặc gần ở vị trí này)? Liệu có dẫn đến việc mất CÂN BẰNG DAO ĐỘNG hay ko hả cụ?
- (Bài chủ là Bơm CRI, nhưng e lan man hỏi sang vị trí dừng của động cơ khi tắt máy, cả máy ga điện và máy cơ).
- Nếu cứ bắt máy phải dừng ở vị trí cố định TDC1 hoặc song hành 1. Khi khởi động momen khởi động lớn, mà dầu bôi trơn chưa kịp lên, thì bạc biên đầu to và bạc cổ trục cơ của máy 1 đó sẽ mòn nhiều ở 1 vị trí (hơn so với bạc cùng loại của các máy khác).
- để khắc phục hiện tượng này, nhà sản xuất lắp bơm dầu động cơ ở phía đầu máy (dù sao thì dầu bôi trơn chảy đến bôi trơn các vị trí bạc của máy 1 cũng sẽ nhanh hơn so với các máy khác). Nhưng tức thời thì liệu có đáp ứng đủ để chống mài mòn cho bạc.. máy 1 khi khởi động ko?
- Nếu vị trí dừng ngẫu nhiên, thì việc mòn bạc biên to, balie, trên các máy (1,2,3,4,...) có thể san sẻ nhau, không còn cục bộ cho máy 1 nữa.
- Việc quay máy để lấy dấu e nghĩ cũng chẳng khó khăn nặng nhọc gì mấy.
3/ - Đúng rồi, với loại máy của MAZDA - CX5 có chức năng tự động tắt máy khi dừng chờ đèn đỏ. Thì việc điều khiển cho máy dừng ở TDC1 NÉN để tiết kiệm thời gian nổ lại máy là hoàn toàn tuyệt vời.
- Như thế thì chúng ta đều thấy được ít nhất 02 CÔNG DỤNG của việc điều khiển dừng máy tại vị trí mong muốn. Nhưng có lợi thì cũng có hại, như cụ ĐINH CÔNG VĂN chia sẻ: vành răng khởi động trên bánh đà hay bị mòn ở 1 vị trí, có thể gây trượt làm cho không đề nổ được máy nếu nó bị mòn quá nhiều (mất công sửa chữa hoặc mất xèng để thay thế)....
- ...
4/ - KẾT LUẬN: Cụ LẠC quả là LỖI LẠC.
- Chúc cụ luôn khỏe và chỉ bảo thêm cho ae nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu nữa, cụ nhé. Cảm ơn cụ nhiều nhiều! ^_^