2. Thảo luận - Kinh nghiệm các bệnh đã xử lý được Kobelco SK120-2 cải lùi

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#41
Nó múa gió tốt mà nhanh theo ý lái luôn mà lưu lượng còn thừa ý chứ.
:)KHÓ ở chỗ phải giải quyết cái "LƯU LƯỢNG CÒN THỪA" ấy đấy!

Lưu lượng thừa ấy NÓ ĐI ĐÂU?? NÓ ĐI ĐƯỜNG NÀO??

Lưu lượng thừa không dùng đến mà bị ùn ứ lại thì sinh ra lắm chuyện đấy nhé.
 

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#42
K3v112 dùng hệ thống thủy lực công nghiệp.nó có cần pi đâu mà vẫn chạy mượt vậy ạ.

Nó nằm trên lốc bơm.regu vẫn giống như của k3v trên dòng máy công trình.vậy sao ta không áp dụng cái đó sang mct.khi dòng k3 k5 càng ngày càng thông dụng
 

Đinh Công Văn

Well-known member
#43
Bài vở mùa dịch ế ẩm quá nhỉ!!! Tiếp bài trước, ta lấy cái BƠM K3V63DT của máy SK120-1 lắp vào thay cho cái BƠM K3V63BDT của máy SK120-2 coi nó ra sao.
Lưu ý là 2 đường Pi1 và Pi2 cho xả thẳng về thùng chứa. Nghĩa là ngay sau khi nổ máy, chưa thao tác gì thì cả 2 BƠM chính đã tăng góc nghiêng tối đa (cậu Giẻ ở trên dùng hình tượng là BƠM có lưu lượng cố định; tuy chưa đúng cho lắm, nhưng nó đúng ở chỗ chẳng còn dùng áp khiển Pi nữa) và đường đi của dòng thủy lực là đi thẳng một mạch qua van tổng (Control Valve) rồi về thùng chứa===>không bị TREO ÁP, không quá tải, không lịm máy.


Câu hỏi cho bài tiếp theo: vậy khi tải nhẹ (hoặc múa gió để biểu diễn) thì kéo nhẹ hoặc kéo hết tay điều khiển nó sẽ làm việc thế nào?? Có theo ý thợ lái được không?? Nếu được thì tại sao lại được??

Sau nữa sẽ nói về trường hợp khi gặp tải nặng thì sao; có bị quá tải, lịm máy hay chết máy không??
View attachment 1228
Về cơ bản thì vẫn theo được cụ ạ vì theo độ mở nhiều ít khác nhau của tay điều khiển và suốt ngăn khéo
Nếu động cơ đủ khỏe thì sẽ không chết máy vì bơm nào cũng có chế độ trả góc nghiêng khi áp xuất cao ạ
 

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#49
:)KHÓ ở chỗ phải giải quyết cái "LƯU LƯỢNG CÒN THỪA" ấy đấy!

Lưu lượng thừa ấy NÓ ĐI ĐÂU?? NÓ ĐI ĐƯỜNG NÀO??

Lưu lượng thừa không dùng đến mà bị ùn ứ lại thì sinh ra lắm chuyện đấy nhé.
Dạ thưa thầy.nguyên bản là k3v63bdt. Thay bằng k3v63dt.vậy thì sẽ không có chuyện thừa hay hụt lưu ạ

Nay em theo dõi máy làm chiều qua em xử lý pan trên ct do thợ trước để lại.và cũng thử máy đc 30 p thì hết dầu.nay chủ máy đổ 30l làm từ 8h-12h và 2h-6h.kết quả là vẫn còn đầu.đóng lắp capo.sau 11h.vẫn thò tay đc vào két nước.như vậy đã đạt chưa thưa thầy.động cơ đổ hơi tương đối.có hiện tượng khói xanh sau 1 h mới hết.hơi thừa tương đối nhiều.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

LACHAU

Administrator
Thành viên BQT
#50
Dạ thưa thầy.nguyên bản là k3v63bdt. Thay bằng k3v63dt.vậy thì sẽ không có chuyện thừa hay hụt lưu ạ

Nay em theo dõi máy làm chiều qua em xử lý pan trên ct do thợ trước để lại.và cũng thử máy đc 30 p thì hết dầu.nay chủ máy đổ 30l làm từ 8h-12h và 2h-6h.kết quả là vẫn còn đầu.đóng lắp capo.sau 11h.vẫn thò tay đc vào két nước.như vậy đã đạt chưa thưa thầy.động cơ đổ hơi tương đối.có hiện tượng khói xanh sau 1 h mới hết.hơi thừa tương đối nhiều.
Chúc mừng cậu.

Trước hết là có lời khen tặng cậu đã nghĩ ra được CHIÊU này.

Tôi biết là không chỉ thay có cái BƠM là xong mà còn nhiều việc phải làm nữa, phải cân chỉnh mệt mỏi, chán chê nữa thì nó mới hoạt động được, nhưng đó là BÍ QUYẾT của cậu để làm ăn nên thôi tôi sẽ dừng ở đây nhé.

Chỉ nói thêm một chút cho rõ thế này: khi tải còn thấp, lưu lượng tối đa tạm cho là 100 lít/phút; nếu cần làm chính xác, thợ lái kéo nhẹ tay ĐK thì chỉ cần thí dụ là 70 lít/phút; lúc ấy 30 lít dư ra (cái lưu lượng còn thừa ấy) nó sẽ đi đường nào. Câu hỏi này để mọi người suy nghĩ thêm thôi, tôi sẽ không giải thích nhé.

K3V63BDT.png
 

Đinh Công Văn

Well-known member
#51
Chúc mừng cậu.

Trước hết là có lời khen tặng cậu đã nghĩ ra được CHIÊU này.

Tôi biết là không chỉ thay có cái BƠM là xong mà còn nhiều việc phải làm nữa, phải cân chỉnh mệt mỏi, chán chê nữa thì nó mới hoạt động được, nhưng đó là BÍ QUYẾT của cậu để làm ăn nên thôi tôi sẽ dừng ở đây nhé.

Chỉ nói thêm một chút cho rõ thế này: khi tải còn thấp, lưu lượng tối đa tạm cho là 100 lít/phút; nếu cần làm chính xác, thợ lái kéo nhẹ tay ĐK thì chỉ cần thí dụ là 70 lít/phút; lúc ấy 30 lít dư ra (cái lưu lượng còn thừa ấy) nó sẽ đi đường nào. Câu hỏi này để mọi người suy nghĩ thêm thôi, tôi sẽ không giải thích nhé.

View attachment 1251
Theo cháu thì nó sẽ thoát theo hai đường byypass 1 và bypass 2
 

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#52
Chúc mừng cậu.

Trước hết là có lời khen tặng cậu đã nghĩ ra được CHIÊU này.

Tôi biết là không chỉ thay có cái BƠM là xong mà còn nhiều việc phải làm nữa, phải cân chỉnh mệt mỏi, chán chê nữa thì nó mới hoạt động được, nhưng đó là BÍ QUYẾT của cậu để làm ăn nên thôi tôi sẽ dừng ở đây nhé.

Chỉ nói thêm một chút cho rõ thế này: khi tải còn thấp, lưu lượng tối đa tạm cho là 100 lít/phút; nếu cần làm chính xác, thợ lái kéo nhẹ tay ĐK thì chỉ cần thí dụ là 70 lít/phút; lúc ấy 30 lít dư ra (cái lưu lượng còn thừa ấy) nó sẽ đi đường nào. Câu hỏi này để mọi người suy nghĩ thêm thôi, tôi sẽ không giải thích nhé.

View attachment 1251
Dạ cái này em không chia sẻ đc.dù bypass chặn hoàn toàn thì vẫn theo tay người vận hành.

Em chỉ chia sẻ đc đến đây.

Thực tế là 5 đường.còn vẽ ra 4. Một đường để mọi người tự ngâm ạ

Mod (2).jpg Mod (1).jpg
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

PTNg2021

Well-known member
#56
Chà chà, hôm nay có người bới bài này lên mới thấy!! Hay quá là hay luôn.
Cụ Đặng Sơn định dấu bài mà đưa cái hình vẽ tay này ra thì "dân trong nghề" biết hết trơn.:):)


Hỏi thiệt tình nha, sao nó giông giống cái cục bên máy Hitachi?? Cũng có một rổ van con thoi.......

Mod (1).jpg


ZX SIGNAL VALVE CIRCUIT.png
 

Đặng Sơn

Moderator
Thành viên BQT
#59
Ở dưới miền Tây Nam bộ người ta làm nhiều, làm từ lâu rồi Cụ ơi. Giữ nguyên cái bơm theo xe thì còn hơi khó một chút, chứ thay bơm K3V63DT thì dễ ợt. Thợ miền Tây làm nhiều rồi.
Em biết là miềng tây làm rồi.thay bơm thay ngăn kéo.